Bố trí đèn sân vườn sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng chiếu sáng, phù hợp cảnh quan và tiết kiệm năng lượng? Để giải được bài toán này, hãy cùng chuyên trang chuyên cung cấp đèn trang trí của chúng tôi tham khảo một số cách làm trong bài viết dưới đây.
1. Trước tiên, ưu tiên mục đích chiếu sáng
Mỗi sân vườn với một phong cách thiết kế chủ đạo và đặc điểm không gian kiến trúc khác nhau sẽ phù hợp với một cách bố trí đèn sân vườn khác nhau. Tuy nhiên, mục đích trước tiên và hàng đầu chính là phải đáp ứng được các khả năng chiếu sáng như sau:
+Chiếu sáng chung: với mục đích này thì chúng ta sẽ lắp đặt đèn trang trí tại các khu vực trung tâm, sao cho ánh sáng từ đây sẽ lan tỏa ra toàn bộ không gian. Cách làm này thường được áp dụng và phù hợp cho những buổi tiệc ngoài trời hoặc đảm bảo ánh sáng cho việc dọn dẹp vào buổi tối.
+Chiếu sáng nhấn: các mẫu đèn tạo điểm nhấn sẽ thích hợp để bố trí ở những khu vực có cảnh quan đẹp nhất, độc đáo nhất. Chẳng hạn như các bức tượng, hòn non bộ, tấm phù điêu, thác nước... nhằm tăng thêm tính thẩm mỹ và tạo sự thu hút cho cảnh quan vào ban đêm, chỉ dẫn đường đi.
+Chiếu sáng trang trí: là các bố trí đèn với các ánh sáng sao cho không gian khu vườn trở nên phong phú hơn.
Sau khi đã xác định được các kiểu và mục đích chiếu sáng, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách làm chi tiết cho từng vị trí trong khu vườn để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ, chiếu sáng và tiết kiệm tốt nhất.
2. Bố trí đèn trang trí tại lối ra/vào cổng
Tại các vị trí này, chúng ta có thể lắp đèn ở 2 bên cửa ra vào, hoặc là phía trên đầu cửa. Một cách khác nữa là lắp đèn trang trí dọc theo 2 bên lối đi.
Đối với sân hiên, chúng ta nên dùng đèn treo tường hoặc là đèn thả thì sẽ đáp ứng được mục đích chiếu sáng lẫn trang trí. Ngoài ra, đèn Led dây hoặc đèn lồng cũng là những lựa chọn khá hiệu quả và phổ biến. Với ánh sáng lung linh phát ra từ những hình hài bắt mắt, không gian sân vườn của bạn sẽ trở nên uyển chuyển hơn.
Đối với lối đi, mục đích chiếu sáng cần được ưu tiên hàng đầu, nhưng cũng cần yêu cầu thêm về độ hấp dẫn cũng như tính thẩm mỹ. Tóm lại là sao cho vừa sáng, vừa an toàn lại vừa đẹp mắt. Tại đây, bạn nên lưu ý bố trí ánh sáng dưới tầm mắt để không gây chói, lóa, khiến cho khả năng nhận diện đường đi trong đêm tối trở nên kém đi, gây nguy hiểm, vấp ngã.
* Cầu thang và đường lái xe
Tại ví trí cầu thang, ánh sáng phải đảm bảo đầy đủ để mang lại sự an toàn khi chúng ta đi lại vào đêm tối. Bạn có thể lắp đèn trần ở 2 bên hoặc là sử dụng đèn dây. Với đường chạy xe ra vào gara, hãy thử dùng đèn sáng ấm có mức lumens thấp hơn và hướng ánh sáng chiếu thẳng xuống dưới.
*Tiểu cảnh, tiểu cảnh nước, non bộ: Có thể nói đây chính là vị trí có nhiều cảnh đặc sắc, tinh tế nhất, và cũng là linh hồn của mỗi sân vườn. Bởi vậy, vị trí này càng cần được làm nổi bật hơn, dù là ngày hay đêm. Đối với ban đêm, bạn hãy đặt một chiếc đèn rọi hoặc đèn hắt từ dưới lên trên, giúp chiếu sáng không gian tiểu cảnh, tạo cảnh sắc lung linh, huyền ảo.
*Hồ cá: Nhiều sân vườn thường thiết kế thêm hồ cá ngoài trời hoặc hồ cá coi để tạo phong thủy cũng như điểm nhấn ấn tượng. Với mục đích như vậy, chủ vườn hãy gắn một vài chiếc đèn nhỏ xung quanh hồ, giúp cho việc nhìn ngắm những chú cá trong đêm tối trở nên thuận tiện hơn. Bạn cũng có thể dùng đèn nhiều màu sắc kết hợp đài phun nước, ánh sáng phản chiều nước trong mặt hồ sẽ khiến cho khung cảnh càng bắt mắt hơn.
3. Một số nguyên tắc cần nắm
+Luôn luôn khảo sát trước các vị trí sẽ lắp đặt, tránh hố ga, đường dẫn đường, dẫn nước.
+Nên có bản vẽ thiết kế, sơ đồ về đường đi của bóng, ổ cắm điện, dây dẫn cụ thể và chi tiết nhất trước khi tiến hành, tạo thuận lợi trong lắp đặt và sửa chữa về sau.
+Nhất thiết phải có cầu dao riêng cho hệ thống đèn ngoài trời.
+Nghiên cứu chọn loại đèn phù hợp cho từng mục đích sử dụng, có khả năng chống nước khi sử dụng ngoài trời.